Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100%.
Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại.
Làm gì khi bị động vật cắn (động vật dại, nghi dại, động vật không rõ tiền sử tiêm ngừa dại) ?
Khi bị chó mèo cắn, chúng ta cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa lây nhiễm vi rút bệnh dại như sau:
- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 70° hoặc cồn Iốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương, không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
- Đến ngay cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại.
- Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết…, hãy đến gặp bác sĩ ngay.

Để được tư vấn về cách phòng bệnh và tiêm chủng vắc xin, huyết thanh kháng dại, mời quý khách liên hệ:
☎️Hotline 1: 0961 180 368, ☎️Hotline 2:0962 183 322
----------------------------------------------------------------
⭐⭐⭐Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – DỰ PHÒNG CHO SỨC KHỎE⭐⭐⭐
💥 THỜI GIAN LÀM VIỆC: TẤT CẢ CÁC NGÀY TỪ THỨ 2 ĐẾN CHỦ NHẬT TỪ 07:00 - 18:00
- Cơ sở 1: tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ (trước đây là Trung tâm Y tế dự phòng), Đ. Trần Phú- P. Gia Cẩm- TP. Việt Trì – T. Phú Thọ (phía sau Sở Y tế, bên cạnh Bệnh viện Y dược cổ truyền và PHCN).
https://goo.gl/maps/qk6kzLpfLZH3cHD29
- Cơ sở 2: Số 2212- Đại lộ Hùng Vương- P. Vân Cơ- TP. Việt Trì- T. Phú Thọ (đối diện cây xăng Vân Cơ)
https://goo.gl/maps/CPuqQdtefnbSkCAu8