Tai nạn giao thông từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội, là hiểm họa thường trực đe dọa tính mạng và cuộc sống con người. Mỗi năm, hàng chục nghìn người thiệt mạng hoặc bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn giao thông, gây tổn thất nặng nề về kinh tế và tinh thần. Trong số các nguyên nhân gây tai nạn, hành vi sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện là một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến người lái mà còn đe dọa đến sự an toàn của những người xung quanh.
Theo số liệu từ Văn phòng Bộ Công an, trong 9 tháng đầu năm 2024 (từ 15/12/2023 đến 14/9/2024), cả nước xảy ra 17.836 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.114 người và làm bị thương 13.385 người. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ tăng 9,22%, số người chết giảm 9,27%, nhưng số người bị thương lại tăng mạnh 21,99%. Trong đó, 4,89% số vụ tai nạn có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích có cồn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu bia là nguyên nhân đứng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Viêm loét dạ dày, tá tràng; gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan; gây bệnh gout do rối loạn chuyển hóa, ngộ độc rượu dẫn tới viêm cơ tim cấp, gây nguy cơ tử vong cao,… Đặc biệt, rượu bia ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây ảo giác, làm giảm khả năng tự chủ, định hướng và điều khiển vận động. Khi mất kiểm soát hành vi, người điều khiển phương tiện thường có xu hướng phóng nhanh, vượt ẩu, không tuân thủ luật giao thông hoặc ngủ gật khi đang lái xe, đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn nghiêm trọng.
Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn đã được quy định rõ tại Khoản 2, Điều 9, Luật số 36/2024/QH15, ngày 27/6/2024 của Quốc hội về Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Người điều khiển ô tô, xe máy sẽ bị phạt tiền, trừ điểm giấy phép lái xe hoặc tước giấy phép lái xe đến 24 tháng nếu vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển xe trên đường. Đây là quy định mới trong Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, ngày 26/12/2024 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, mức phạt cụ thể như sau:
1. Đối với người điều khiển xe ô tô; xe chở người, chở hàng 4 bánh có gắng động cơ; các loại xe tương tự
|
Nồng độ cồn
|
Mức phạt
|
Hình thức xử lý
|
< 50mg/100ml máu hoặc < 0,25mg/lL khí thở
|
6–8 triệu đồng
|
Trừ 4 điểm GPLX
|
> 50 đến 80mg/100ml máu hoặc 0,25 đến 0,4mg/lLkhí thở
|
18–20 triệu đồng
|
Trừ 10 điểm GPLX
|
> 8 mg/100ml máu hoặc > 0,4mg/lL khí thở
|
30–40 triệu đồng
|
Tước quyển sử dụng GPLX 22–24 tháng
|
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
|
30–40 triệu đồng
|
Tước quyển sử dụng GPLX 22–24 tháng
|
2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự
|
Nồng độ cồn
|
Mức phạt
|
Hình thức xử lý
|
< 50mg/100ml máu hoặc < 0,25mg/lL khí thở
|
2–3 triệu đồng
|
Trừ 4 điểm GPLX
|
> 50 đến 80mg/100ml máu hoặc 0,25 đến 0,4mg/lL khí thở
|
6–8 triệu đồng
|
Trừ 10 điểm GPLX
|
> 80mg/100ml máu hoặc > 0,4mg/lL khí thở
|
8–10 triệu đồng
|
Tước quyển sử dụng GPLX 22–24 tháng
|
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
|
30–40 triệu đồng
|
Tước quyển sử dụng GPLX 22–24 tháng
|
3. Đối với người điều khiên xe máy chuyên dùng
|
Nồng độ cồn
|
Mức phạt
|
|
< 50mg/100ml máu hoặc < 0,25mg/lL khí thở
|
3–5 triệu đồng
|
|
> 50 đến 80mg/100ml máu hoặc 0,25 đến 0,4mg/lL khí thở
|
6–8 triệu đồng
|
|
> 80mg/100ml máu hoặc > 0,4mg/lL khí thở
|
18–20 triệu đồng
|
|
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
|
18–20 triệu đồng
|
|
4. Đối với người điều khiên xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác
|
Nồng độ cồn
|
Mức phạt
|
|
< 50mg/100ml máu hoặc < 0,25mg/lL khí thở
|
100.000 – 200.000 đồng
|
|
> 50 đến 80mg/100ml máu hoặc 0,25 đến 0,4mg/lL khí thở
|
300.000 – 400.000 đồng
|
|
> 80mg/100ml máu hoặc > 0,4mg/lL khí thở
|
400.000 – 600.000 đồng
|
|
Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ
|
400.000 – 600.000 đồng
|
|
Rượu bia không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ khôn lường nếu người sử dụng điều khiển phương tiện giao thông. Ngoài việc bị phạt hành chính và tước giấy phép lái xe, người vi phạm còn có thể bị tạm giữ phương tiện và xử lý hình sự nếu gây ra tai nạn nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức và tuân thủ quy định "Đã uống rượu bia thì không lái xe" là trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông./.

Khánh Ngọc tổng hợp